img

Tết xưa được ghi chép trong các cuốn sách ra sao

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ đặc biệt của dân tộc ta vào mỗi dịp đầu năm mới. Có những nghi thức tưởng chừng như vô nghĩa nhưng qua góc nhìn của các nhà khoa học, chúng lại là một cách truyền tải thông điệp của quá khứ và hiện tại, của tổ tiên và con cháu, của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Các phong tục trong ngày Tết ánh lên một vẻ đẹp văn hóa bất chấp hàng nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, hàng trăm năm đô hộ của phương Tây. Hiểu về Tết xưa là hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc. Một số cuốn sách hay giúp bạn trẻ hôm nay hiểu về phong tục ngày Tết.

1. Việt Nam phong tục – Phan Kế Bính

Dưới con mắt của một người sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ 20, văn hóa dân tộc mở ra trong cuốn sách Việt Nam phong tục được ví như một bức tranh đa chiều. Từ các nghi lễ trong gia đình cho đến các phong tục của xã hội, tất cả đều được Phan Kế Bính diễn giải một cách chi tiết. Có những ghi chép của ông đến hiện tại vẫn được sử dụng như một nguồn tư liệu tham khảo đáng tin cậy.

Cuốn sách đã được ra mắt hơn 100 năm tuy nhiên lối viết của Phan Kế Bính dễ đọc. Ông trải ra một lớp ngôn ngữ vừa hàn lâm vừa đời thường để mô tả về các sự việc trong đời sống người Việt. Cuốn sách là minh chứng cho nỗ lực đấu tranh chống đồng hóa của dân tộc ta khi thực dân Pháp đô hộ.

Không chỉ là sự ghi chép đơn thuần, các biên khảo trong sách của Phan Kế Bính còn thể hiện những góc nhìn phê phán xã hội đương thời. “Xét trong các cách chơi bời, cách nào cũng có một cái thú tiêu nhàn, cũng di dưỡng được tính tình, cũng khoan khoái được thần chỉ. Song bất câu cách nào hễ chơi có điều có độ thì còn có lý thú, chớ chơi quá thì đều là vô ích. Uống rượu lắm thì sinh ra bệnh, hại đến sự vệ sinh; tổ tôm lắm sinh ra hại của; cờ lắm tổn tinh thần”, Phan Kế Bính viết trong cuốn Việt Nam phong tục.

Với riêng những ngày Tết, Phan Kế Bính miêu tả rất kỹ các phong tục trong họ hàng, gia đình. Từ đó, những lớp trầm tích văn hóa được tôn lên, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp phong phú của một nền văn hóa lâu đời.

Theo Phan Kế Bính, trong dịp đầu năm mới, các nhà thường dán tranh quan tướng, hoặc dán bốn chữ Thần trà Uất Lũy trước cửa. Dân gian xưa truyền miệng nhau rằng ở dưới gốc cây đào lớn núi Độ Sóc có hai ông thần, gọi là Thần trà Uất lũy, cai quản đàn quỷ. Hễ quỷ nào làm hại con người thì sẽ bị trừng phạt. Người ta dán bốn chữ ấy lên là tránh để cho quỷ không vào nhà.

Quý bạn có thể tham khảo link mua sách Việt Nam Phong tục với ưu đãi giảm 20% từ NXB Kim Đồng

2. Tết hoàng cung – Nguyễn Phước Hải Trung

Tết hoàng cung là tuyển tập những khám phá, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phước Hải Trung về không gian Tết chốn cung đình nhà Nguyễn. Cuốn sách được sắp xếp theo bốn chuyên mục: “Tết Hoàng cung Huế”, “Năm Dần nói chuyện với hổ trong văn hóa cung đình”, “Tết & mùa xuân trong thơ vua” và “Bảo vật của tinh thần dân tộc”. Mỗi chuyên mục trong sách lại tái hiện cho chúng ta một phần của không khí Tết chốn cung đình khi xưa.

Mời bạn bước vào chuyên mục “Tết Hoàng cung Huế” với những thông tin thú vị và bổ ích về các lễ nghi, truyền thống hoàng cung của triều đại gần với chúng ta nhất – nhà Nguyễn. Những nghi thức như Lễ Ban sóc, Lễ Tiến xuân ngưu, Lễ Tế Giao, trồng cây Nêu… sẽ được tái hiện một cách chi li qua ngòi bút của tác giả, giúp chúng ta hình dung một cách đầy đủ nhất về không khí ngày Tết nơi cung đình.

“Năm Dần nói chuyện với hổ trong văn hóa cung đình” sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn sâu sắc về thế giới tinh thần của các vị vua chúa, của những bậc quyền quý chốn hoàng cung mỗi dịp Tết đến xuân về. Hình tượng con hổ trong văn hóa cung đình thế nào? Năm Dần đối với hoàng tộc triều Nguyễn mang ý nghĩa ra sao?… Tất cả những câu hỏi ấy sẽ được giải đáp trong chuyên mục thú vị này.

Nếu yêu thi ca, hãy đến với “Tết & mùa xuân trong thơ vua” để thưởng thức những bài thơ Tết được sáng tác trong và xoay quanh nơi cung đình nhộn nhịp như bài thơ Tết của vua Thiệu Trị, hay được mở mang thêm kiến thức về ẩm thực Tết thời Nguyễn với sách thơ “Thực phổ bách biên”…

Và trong chuyên mục cuối cùng, “Bảo vật của tinh thần dân tộc”, bạn sẽ có dịp cùng tác giả điểm qua những hiện vật mang tính biểu tượng của cung đình nhà Nguyễn, những hiện vật biểu trưng cho một thời đại huy hoàng đã đi qua trong dòng chảy của lịch sử.

Có thể nói, với gần 200 trang sách được bố cục gọn gàng, thanh thoát kèm nhiều tranh, ảnh màu chụp nguyên bản các bài thơ, hiện vật, công trình kiến trúc liên quan…

“Tết Hoàng cung” là xứng đáng là một giai phẩm đậm chất xuân để bạn đọc có thể thưởng thức một không khí xuân mới lạ và có phần hoài cổ. Cuốn sách lịch sử này không chỉ dành cho các bạn trẻ có niềm đam mê văn hoá dân tộc cũng như những người nghiên cứu chuyên sâu, nó cũng rất phù hợp với bất kì độc giả muốn tìm hiểu thêm về những nét đẹp thủa xưa của dân tộc.

Quý bạn có thể tham khảo link mua sách online Tết Hoàng Cung với ưu đãi giảm 15% từ Gian hàng Wiselands

3. Tết Việt Nam xưa – Du Uyên

“Tết Việt Nam xưa” được tuyển dịch kỹ lưỡng, mở đầu với bài nghiên cứu sâu sắc, như một tổng quan về Tết cổ truyền Việt Nam của học giả Nguyễn Văn Huyên. Tiếp đó, độc giả sẽ bước vào hành trình Tết của người Việt qua những nghi lễ, phong tục, thú chơi thấm đẫm “tâm hồn Việt Nam” trong sự khắc họa uyên bác, tinh tế, gần gũi mà sống động của các học giả Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Văn Giáp, Paul Boudet, Jean Marquet, Georges Pisier, Nguyễn Tiến Lãng, Mạnh Quỳnh…

Tết Việt đã hiện lên đầy màu sắc trong tâm cảm của người Việt Nam, trong con mắt của các du khách, nhà truyền giáo nước ngoài, dưới nhãn quan của nhà sử học Pháp và Việt Nam. Đặc biệt, các bài viết được minh họa bằng hơn 50 bức tranh Tết ngộ nghĩnh, sống động, nhiều tranh vẽ phong cách mỹ thuật dân gian đặc sắc.

Hy vọng rằng, cuốn sách nhỏ này sẽ là món quà Xuân ý nghĩa, góp một phần vào bức tranh Tết Việt nhiều màu sắc của mỗi quý vị độc giả.

Brand Slider